Chăm sóc cây cảnh bị vàng lá

Chăm sóc cây cảnh bị vàng lá

Có thể thấy rằng, hiện tường lá vàng, xoăn lại hoặc héo khô rồi rụng tức là cây cảnh của bạn đang bị suy yếu ở mức độ khá nghiêm trọng thường xảy ra khi cây không được chăm sóc một đúng đắn, hợp lý. Vậy nguyên nhân là do đâu và cách khắc phục hiện tượng này như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu với chúng tôi:

Nguyên nhân và một số biện pháp chữa trị khi cây cảnh bị vàng lá

 Yếu tố nước:

Cây cảnh của bạn đang thiếu nước:

Bạn có đang chăm sóc cây khi tưới nước quá ít hoặc mỗi lần tưới lượng nước quá ít. Chỉ tưới lên bề mặt đất, nước không đến được bộ rễ. Đây là một số nguyên nhân khiến cây cảnh của bạn bị thiếu nước, lá cây dần trở nên nhạt và vàng úa. Mặt lá thường nhăn và không bóng, cuống lá uốn mềm, lá rủ xuống. Phía mặt dưới lá vàng, khô rồi lan rộng lên cả lá. Bạn không kịp thời tưới nước cây sẽ chết.

Vì vậy, bạn cần tìm hiểu kĩ lượng nước mà cây cảnh được trồng cần hấp thụ để từ đó thiết lập số lần tới cây hoặc kỹ thuật tưới nước phù hợp.

Cây cảnh bị úng nước:

Tưới nước quá nhiều cũng không được. vì nếu nước nhiều hàm lượng nước trong đất quá lớn, bịt kín. Gây ra tình trạng thiếu oxy, rễ cây bị thối. Khi nước trong đất quá nhiều, cây thường có biểu hiện lá non có màu nhạt, sau đó lá vàng rồi chết.

Để cứu vãn tính trạng này bạn cần ngay  lập tức ngừng tưới nước, bón phân, xới đất cải thiện điều kiện thoáng khí trong đất để tạo kẽ hở trong đất giúp cây hô hấp được.

Ánh sáng:

Cây cảnh ưa sáng:

Các loài cây cảnh ưa sáng, có thể để lâu dài dưới nắng. Nếu bạn để trong râm  lâu ngày cây sẽ mọc yếu, không hình thành cành lá mới, hoa không nở được, lá vàng héo.Khi phát hiện tình hình này cần phải di chuyển cây ra nơi có ánh sáng đầy đủ. Trong điều kiện khí hậu nóng bức, tránh để dưới ánh nắng trực tiếp nhất là vào buổi trưa.

Cây cảnh ưa bóng

Đối với các loài cây ưa bóng, bạn ko thường xuyên tắm nắng cho chúng chúng dễ bị vàng úa, héo hon, cây phát triển không tốt. Bởi vì, tuy là cây ưa bóng nhưng cũng cần một lượng sáng thích hợp để quang hợp giúp cây tổng hợp các chất dinh dưỡng chứ không phải là để nó trong góc khuất, căn phòng không có ánh sáng là được. Bạn nên đem cây tắm nắng 2h/ ngày hoặc 1 buổi/ tuần, để gần cửa sổ nơi có nhiều ánh nắng để cây có thể quang hợp và phát triển tốt. Chú ý không được đem cây ra phơi nắng vào buổi trưa vì như vậy cây dễ bị sốc nhiệt mà chết.

*** Xem thêm: Chăm sóc cây cảnh để trong nhàPhân bón, chất dinh dưỡng

Phân bón

Thiếu phân bón, chất dinh dưỡng:

Cây cảnh lâu không bón phân, làm cho đất thiếu dinh dưỡng dẫn đến cành lá yếu, lá biến vàng, không mọc thêm cành nhánh mới, cây không ra hoa.  Khi phát hiện hiện tượng này cần lập tức đảo chậu, thay đất mới và định kỳ bón phân.

Dư thừa chất dinh dưỡng hoặc phân bón:

Bón phân không đúng cách như bón thật nhiều phân đặc hoặc bón quá nhiều lần sẽ làm cho dịch tế bào chảy ra ngoài. Dẫn đến mép lá vàng khô, rồi rụng.

Khi phát hiện bón quá nhiều phân phải ngừng lại, tưới nhiều nước lã hoặc lập tức đảo chậu thay đất mới. Lưu ý khi bón cây cần bón ra gốc tránh để phân rơi lên lá, gốc cây sẽ dẫn đến thối cây.

Tính chất đất

Đất có độ kiềm cao

Môi loại cây sống trong đất có trị số pH khác nhau có thể chia ra loại ưa chua, loại ưa trung tính, loại ưa kiềm. Đất vùng nhiệt đới, á nhiệt đới thường có tính chua, vùng ôn đới, hàn đới có tính kiềm.

Cây ưa chua sống trong đất pH <6,5, cây trung tính sống trong đất có pH 6,6 – 7,2. Vượt quá trị số đó cây khó sinh trưởng, có thể dẫn tới chết, lá sẽ biến thành màu trắng. Cần thay chậu và chuyển sang đất chua, thường xuyên tưới sunphat sắt 0,2%, hoặc tưới phèn pha loãng.

Đất có độ chua cao

Ở một số loài cây ưa kiềm như: trúc đào lá hep, hoàng dương, mai lá suối, hoa báo xuân (pH 7 – 8) sống trong đất có trị số PH cao, cành lá có thể bị vàng, cành thưa. Cần phải đảo chậu thay đất, trộn thêm tro bếp. Đất có pH 5,5 phải trộn thêm một ít vôi vào trong đất để khử chua.

Điều kiện môi trường xung quanh

Nếu điều kiện thoáng khí không tốt và ánh sáng không đủ hay không thực hiện tỉa cành tỉa lá cho cây cũng rất khó làm cho cây con mập khỏe. Ảnh hưởng đến sự hô hấp và quang hợp của cây, gây ra mất dinh dưỡng, lá vàng và rụng. Nhanh chóng tỉa cành, bón một ít lân, kali cho cây trở lại bình thường.

Bị sâu bệnh hại

Trong thời kỳ sinh trưởng, sâu bệnh hại gây ảnh hưởng cho cây, có thể kể đến một số bệnh thường gặp: bệnh phấn trắng, bồ hóng, mốc, gỉ sắt,.. Sử dụng nước Boocđô, Zineb, Bavistin, Benlat và nhổ cây bệnh đốt đi để chữa lành cho cây.

Đối với sâu hại như nhện đỏ, rệp sáp, bọ xít, bo nẹt, sâu xanh, sâu ẩn,… Bạn có thể dùng thuốc Dipterex, Rogor, DDVP để phun.

Trên đây, là một số nguyên nhân và biện pháp giúp bạn phòng tránh cũng như chữa trị cho cây khi bị vàng lá. Chúc cây của bạn luôn xanh tốt và khỏe mạnh!

Dịch vụ chăm sóc cảnh quan KCN Bình Dương

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liện hệ với chúng tôi để được tư vấn qua thông tin sau:

Công Ty TNHH Dịch Vụ VINAXANH

Trụ sở chính: 429/36 Hoàng Văn Thụ, P.2, Q. Tân Bình, TP. HCM.

Email: ctvinaxanh@gmail.com

Hotline: 0909434239 – 02862760786

Website: chamsoccanhquan.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *